Thời niên thiếu Felipe V của Tây Ban Nha

Philippe chào đời ở Cung điện Versailles[1] tại Pháp. Ông là con trai thứ hai của Louis, Đại Thái tử, người thừa kế ngai vàng Pháp, với Thái tử phi Maria Anna Victoria xứ Bavaria,[2] Dauphine Victoire. Huynh trưởng của ông Louis, Công tước Burgundy, phụ thân nhà vua Louis XV của Pháp. Khi đầy tuổi, Philippe được tấn phong Công tước xứ Anjou, danh hiệu truyền thống dành cho người con thứ trong hoàng gia Pháp. Ông thường được gọi với tên gọi này trước khi trở thành vua Tây Ban Nha. Bởi vì hoàng huynh của ông, Công tước Burgundy, là người đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngôi vua ở Pháp sau phụ thân ông, nên rất ít hi vọng để cho cả ông và hoàng đệ, Charles, Công tước Berry, có thể kế vị ở Pháp.

Philip cùng với các anh em của ông được giáo dưỡng bởi gia sư François Fénelon, Đại Giám mục Cambrai. Ba người cũng có một gia sư khác là Paul de Beauvilliers.

Tuyên bố ngôi vua Tây Ban Nha

Philip V tuyên bố là Vua của Tây Ban Nha tại Cung điện Versailles ngày 16 tháng 11 năm 1700.

Năm 1700, Nhà vua Carlos II của Tây Ban Nha chết không có con cái. Khi đó Philippe không có nhiều cơ hội làm vua Tây Ban Nha, vì bà nội ông, Trưởng Công chúa Tây Ban Nha, con gái vua Felipe IV với người vợ đầu tiên, Isabel de Bourbon, đã từ bỏ quyền kế vị. Marie Elisebeth là chị gái cùng cha khác mẹ của vua Carlos II.[3] Trên thực tế, tổ phụ của ông, vua Louis XIV cùng các quân vương khác ở châu Âu đã đồng ý rằng ngai vàng sẽ thuộc về José Fernando. Hiệp ước đầu tiên phân chia Tây Ban Nha, được ký tại The Hague trong năm 1698 theo đóo José Fernando sẽ là vua của toàn bộ Tây Ban Nhao trừ Guipuzcoa - và Sardinia, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và các lãnh thổ ở Bắc Mĩ. Pháp được trao Guipuzcoa, Naples và Sicily, trong khi Áo sẽ chiếm Milanesado.

Cái chết của José Fernando làm thất bại kế hoạch. Lúc đó ý muốn của nhà vua là truyền ngôi cho Philippe, cháu nội của người chị cùng cha khác mẹ của ông, Maria Theresa của Tây Ban Nha, bà là hoàng hậu thứ nhất của vua Louis XIV.[2] Nếu như ông từ chối, ngai vàng Tây Ban Nha sẽ được trao cho em trai của Felipe, Công tước Berry, và tiếp đó là Đại Công tước Karl của Áo, về sau ông trở thành hoàng đế Karl VI của Đế chế.[2] Felipe có căn cứ tuyên bố chủ quyền đối với ngôi vua Tây Ban Nha tốt hơn đối thủ người Áo, bởi cả tổ mẫutằng tổ mẫu đều lớn tuổi hơn so với Đại Công tước Karl của Áo. Tuy nhiên, phe Áo tuyên bố rằng bà của Felipe đã từ bỏ ngai vàng cho bà và con cháu khi thành hôn với vua Pháp. Phe Pháp phản đối khi tuyên bố rằng của hồi môn của cuộc hôn nhân không bao giờ được trả.[4]

Hiệp ước phân chia Tây Ban Nha lần thứ hai được ký kết năm 1700, theo đó toàn bộ vương quốc, thuộc Tây Ban Nha, Naples, Sicily và Tuscany sẽ cho Thái tử Pháp, trong khi Hoàng đế Leopold, Công tước xứ Lorraine, nhận Milanesado để đổi lấy việc nhượng Lorraine và Bar để cho Thái tử Pháp. Nhưng nếu cả hai Hà Lan và Anh đã hài lòng với thỏa thuận này, hoàng đế không đồng tình và tuyên bố toàn bộ thừa kế Tây Ban Nha. Carlos quyết định chọn Felipe vì ông cho rằng Louis XIV sẽ có thể giúp vương quốc của ông không bị phân chia sau này

Sau khi Hội đồng Hoàng gia họp ở Pháp mà tại đó Thái tử đã tuyên bố ủng hộ quyền kế vị của con trai mình, và Felipe đã được công nhận là người nối ngôi ở Tây Ban Nha, nhưng phải từ bỏ quyền kế vị ở Pháp cho chính ông và con cháu của ông.[2]

Sau khi Hội đồng Hoàng gia quyết định chấp nhận Felipe là người nối ngôi Carlos ở Tây Ban Nha, đại sứ Tây Ban Nha được triệu đến để gặp vị tân vương của họ. Viên đại sứ, cùng với con trai của Felipe, quỳ trước Felipe và đọc một bài phát biểu dài bằng tiếng Tây Ban Nha mà Philippee không hiểu ông ta nói gì, mặc dù Louis XIV (con trai và chồng của một công chúa Tây Ban Nha) có thể hiểu được. Philippe về sau mới học tiếng Tây Ban Nha.[cần dẫn nguồn]

Ngày 1 tháng 11 năm 1700, Carlos II băng hà ở Marrid.[5][6] Tin tức truyền về Versailles, ngày 16 tháng 11, vua Louis XIV đưa cháu trai của ông đến Tây Ban Nha và tuyên bố: "Thưa các ngài, đây là vua Tây Ban Nha". Sau đó ông nói với Felipe"Hãy cai trị thật tốt xứ Tây Ban Nha, đó là nhiệm vụ đầu tiên của mày, nhưng hãy nhớ rằng mày chào đời ở Pháp, và phải duy trì mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, đây là cách để làm cho thần dân hạnh phúc và gìn giữ hòa bình ở châu Âu"

Sau đó, tất cả các nước châu Âu đều công nhận vua Felipe, trừ Hoàng đế nhà Habsburg. Felipe V rời Versailles vào ngày 4 và đặt chân lên Tây Ban Nha ngày 22 tháng 1 năm 1701, ca khải hoàn vào thành Marrid ngày 18 tháng 12.

Hôn nhân thứ nhất

Ngày 2 tháng 11 năm 1701, Felipe thành hôn với công chúa 13 tuổi Maria Luisa xứ Savoy, người được ông nội ông lựa chọn. Bà là con gái của Victor Amadeus II, Công tước Savoy, và dì họ của ông là Anne Marie d'Orléans, họ cũng là cha mẹ của Công nương Burgundy, chị dâu của Felipe. Họ tổ chức lễ kết hôn thông qua đại diện tại Turin, thủ đô của Công quốc Savoy, và một buổi lễ khác ở Versailles ngày 11 tháng 9.[cần dẫn nguồn]

Là Hoàng hậu Tây Ban Nha, Maria Luisa rất được lòng thần dân. Bà làm Nhiếp chính cho chồng nhiều lần.Lần thành công nhất là khi Felipe viễn chinh ở Ý trong 9 tháng năm 1702. Năm 1714, Hoàng hậu qua đời ở tuổi 26 vì bệnh lao, khiến chồng bà suy sụp về tinh thần.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Felipe V của Tây Ban Nha http://www.biografiasyvidas.com/biografia/c/carlos... http://www.cervantesvirtual.com/historia/monarquia... http://necrometrics.com/wars18c.htm http://www.rhinocoins.com/ITALY/MILANO/FIL5.HTML http://www.rhinocoins.com/ITALY/rnapsic/FILIP5B.HT... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://encuadernacion.realbiblioteca.es/index.php?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12253823d